- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Ngày càng có nhiều người mắc đái tháo đường, cả type 1 và type 2
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Tôi như “chết đuối vớ được cọc” khi tìm đúng cách điều trị đái tháo đường
8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Mắc PCOS, chị em nên làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?
Sipho Dlamini (33 tuổi) được chẩn đoán mắc đái tháo đường khi chỉ mới 17 tuổi, vẫn còn là học sinh trung học. Điều này khiến anh phải chịu nhiều áp lực, phân biệt từ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, “điều này không thể ngăn cản tôi có một cuộc sống hạnh phúc”, Sipho Dlamini chia sẻ với mong muốn nhiều người hiểu được sự nguy hiểm và tầm quan trọng của việc điều trị đái tháo đường.
“Tôi nhớ lần đầu tiên mình cảm thấy các triệu chứng đái tháo đường một cách rõ rệt: Mệt mỏi, đau đầu và mờ mắt, tôi đã ngay lập tức đi khám”. Tại bệnh viện, các bác sỹ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu và kiểm tra lượng đường huyết của Sipho Dlamini bằng cách lấy máu đầu ngón tay.
Xét nghiệm nước tiểu, lấy máu đầu ngón tay là cách chẩn đoán đái tháo đường
Các bác sỹ phát hiện lượng đường huyết của anh quá cao và Sipho Dlamini được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Là con trai duy nhất trong gia đình, người thân của anh đã phải đấu tranh rất nhiều để chấp nhận sự thật này. Nhiều người còn không hiểu bệnh mạn tính là gì và khuyên anh nên dùng các bài thuốc cổ truyền.
“Vẫn còn rất nhiều người thiếu thông tin về các bệnh mạn tính, đặc biệt là đái tháo đường. Đã có lúc tôi bị sụt cân nhiều và nhiều người còn nghĩ tôi bị AIDS”, Sipho Dlamini chia sẻ. May mắn là trong nhiều năm qua, gia đình của Sipho Dlamini đã tìm hiểu dần về căn bệnh này và hiểu rằng anh cần được điều trị.
Quản lý bệnh đái tháo đường
Theo Gugu Vilakazi - một y tá người Nam Phi, có 2 dạng bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và type 2. Đái tháo đường type 1 xảy ra khi cơ thể không thể sản sinh insulin - hormone quan trọng giúp đốt cháy đường trong cơ thể. Bệnh thường khởi phát sớm trước tuổi 30 và có thể được chẩn đoán ở trẻ em.
Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể vẫn có thể sản sinh insulin, nhưng có thể không đủ hoặc các tế bào không thể hấp thụ được insulin nữa. Dạng đái tháo đường này thường xảy ra sau tuổi 40.
Gugu Vilakazi cảnh báo, nếu bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Các vết thương, vết loét có thể lâu lành hơn, làm tăng nguy cơ đoạn chi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó, “bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy thường xuyên bị chóng mặt, khát nước, mệt mỏi, đau đầu, mất cảm giác ở chân hoặc thị lực mờ”, Gugu Vilakazi đưa ra lời khuyên.
Dù không có biện pháp nào để phòng ngừa đái tháo đường type 1, nhưng giữ lối sống lành mạnh bằng cách có chế độ ăn hợp lý, không hút thuốc lá, tập thể dục 3 - 4 lần/tuần có thể giúp bạn phòng ngừa đái tháo đường type 2.
Thêm vào đó, đái tháo đường không thể được chữa khỏi, nhưng kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Health24)
Điều trị đái tháo đường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cần kết hợp nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả. Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc, xu hướng sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ giảm đường huyết có thành phần chính là tinh chất lá Xoài cũng được nhiều người bệnh lựa chọn và các chuyên gia nội tiết - đái tháo đường khuyến khích.
Gợi ý cho người đái tháo đường: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn